Ngày 27/07 tới, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Thành phố Hồ Chí Minh (HBSO) sẽ có buổi hoà nhạc về âm nhạc Nga với các tác phẩm của Tchaikovsky, Rachmaninov, và Khachaturian. Chương trình diễn ra tại Nhà hát Thành phố, lúc 20h.
Tác phẩm chính của đêm diễn sẽ là bản Giao hưởng số 5 của Tchaikovsky. Hai tác phẩm sẽ được biểu diễn trước đó là Adagio trong vở vũ kịch Spartacus của Khachaturian và Rhapsody on a Theme of Paganini cho piano và dàn nhạc của Rachmaninov.
Aram Khachaturian, mặc dù sinh ra ở Georgia, đã chuyển đến Nga khi tuổi còn nhỏ và được coi là một nhà soạn nhạc người Nga.
Vở vũ kịch Spartacus của ông được biểu diễn đầu tiên vào năm 1956 lấy cảm hứng từ cuộc nổi dậy của nô lệ, do Spartacus dẫn dắt, diễn ra tại nước La Mã cổ đại.
Dàn nhạc Giao hưởng HBSO sẽ biểu diễn khúc Adagio (chương chậm) từ vở vũ kịch này như là phần mở đầu cho đêm diễn.
Rhapsody on a Theme of Paganini của Rachmaninov là tác phẩm gồm 24 biến tấu dành cho piano và dàn nhạc dựa trên chủ đề âm nhạc của Paganini. Biến tấu thứ 24 (biến tấu cuối cùng), Caprice là một trong những khúc biến tấu nổi tiếng nhất trong tác phẩm này.
Rachmaninov cho biết, trước buổi biểu diễn đầu tiên, ông nghĩ biến tấu thứ 24 quá khó để biểu diễn, nên ông đã uống một ly crème de menthe (kem bạc hà) để bớt căng thẳng.
Tác phẩm này có một đặc điểm khác thường đó là biến tấu đầu tiên được biểu diễn trước phần chủ đề chính. Toàn bộ tác phẩm kéo dài khoảng 25 phút và đã trở thành một tác phẩm rất nổi tiếng sau khi ra mắt. Khi thưởng thức, khán giả có thể tưởng tượng tác phẩm thành 3 phần, như 3 chương trong các tác phẩm concerto cho piano. Biến tấu 1 đến 10 đại diện cho chương đầu, biến tấu 11 đến 18 đại diện cho chương II với tốc độ chậm, và biến tấu 19 đến 24 đại diện cho chương cuối. Tuy nhiên, tác phẩm được biểu diễn xuyết suốt không ngừng nghỉ giữa các đoạn.
Biến tấu nổi tiếng nhất là số 18, là biến tấu cuối cùng trong chương chậm. Trong thực tế, khúc biến tấu này nổi tiếng đến mức nó thường được biểu diễn độc lập. Nghệ sĩ piano trình tấu cho tác phẩm này là Igor Chystokletov.
Anh sinh tại Nga và giảng dạy tại Nhạc Viện TP HCM đến năm 1999. Ông là người biểu diễn thích hợp cho chương trình này vì Rachmaninov cũng là nhà soạn nhạc gốc Nga.
Tchaikovsky viết bản Giao hưởng số 5 vào năm 1888, 10 năm sau khi ông hoàn thành bản Giao hưởng số 4. Tác phẩm được công diễn cùng với dàn nhạc Philharmonic St.Petersburg do chính Tchaikovsky chỉ huy. Trước khi hoàn thành tác phẩm, ông đã rơi vào tâm trạng hoài nghi chính mình, tự vấn tài năng của ông có khi nào kết thúc với 4 bản giao hưởng đầu tiên? Nhưng cuối cùng, khán giả đã thực sự yêu thích nó. Chỉ có một số nhà phê bình Nga có ý kiến trái chiều, số khác than phiền rằng tác phẩm có đến 3 bản valse.
Bản thân Tchaikovsky đã cải thiện những góp ý sau những buổi biểu diễn đầu tiên. Trong cuốn nhật ký của mình, ông đã thừa nhận rằng trong chương đầu có đoạn nhạc sầu muộn, thậm chí là đau khổ, điều đó có thể liên quan đến vấn đề đồng tính ông.
Chương II là chương nhạc nổi tiếng nhất trong tác phẩm này.
Buổi hoà nhạc tại TP.HCM sẽ được chỉ huy bởi nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
SN