Vâng! Không còn có thể chạm mặt với Ns Thanh Sơn bằng xương thịt để bắt tay chào cầu chúc sức khỏe. Ns đã đi rồi. Tháng 4 hoa phượng đỏ và “ Nỗi buồn hoa phượng” thành ra là một tiên báo cho định mệnh ông. Đã bắt đầu mùa hạ, mùa của phượng đỏ, áo trắng sân trường và nỗi niềm chia biệt. Ve râm ran lời ca bi ai …Cũng đã qua ngày cá tháng tư và cái chết của Ns Thanh Sơn, tác giả Nỗi buồn hoa phượng* là hiện thực không còn gì để hoài nghi. Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn/ Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi/ Phút gần gủi nhau mất rồi 13g50 ngày 4.4.2012, tiếng ve nghe như một khúc sầu tiễn biệt người Ns 74 tuổi về cuối chân trời mây trắng… Và tôi nghe hai câu cuối bài hát với rưng rưng xúc động: mỗi lần hè thêm kỷ niệm/ Người xưa biết đâu mà tìm… Vâng, Ns Thanh Sơn đã trở thành người xưa nhưng tôi tin, ở đâu đấy, trăm vạn tấm lòng trẻ thơ của hôm nay và mai sau sẽ không quên hát cho nhau “ Nỗi buồn hoa phượng” cho nhau khi tiếng ve bên thềm vừa trỗi… *** Người thanh niên Lê Văn Thiện, 19 tuổi đã trở thành ca sĩ khi được giải nhất của Đài phát thanh Sài Gòn trong cuộc thi tuyển chọn ca sĩ cho Đài. Anh đã khởi nghiệp con đường âm nhạc bằng tiếng hát trong ban Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng. Nhưng ca sĩ Lê Văn Thiện đã quyết định từ bỏ sự nghiệp ca hát khi thành công với ca khúc đầu tay: Nỗi buồn hoa phượng (1963) và trở thành Ns Thanh Sơn. Sáng tác ca khúc là sự nghiệp cho đến những năm tháng cuối cùng của đời ông… Tiếc nuối vì sự học dở dang, những ca khúc khởi nghiệp của Thanh Sơn đều chú mũi vào sân trường, cánh phượng, lưu bút học trò, nỗi chia biệt mùa hè…Giai điệu chính vẫn là dòng boléro trữ tình, đầy xúc cảm và ngọt ngào nhưng có lẽ, những hình ảnh đuổi bướm hái hoa nơi cuối đường, một vần thơ, nụ hoa trắng ép vào trang vở học trò, những hoàng hôn rớt trên vai theo nhịp chân đón đưa đã làm thổn thức nhiều thế hệ …học sinh. Có những lần hoàng hôn rớt trên vai /Bước chân đi lòng nuối tiếc ai hoài! /Nhặt hoa rơi mà không nói nên câu /Nhớ nhau vì đâu? Lưu bút ngày xanh* thành ra là bài hát đã mở cửa vào lòng người: một da diết kiếm tìm Ngày xanh ơi!Ngày xanh chết trong tim. Cuốn theo dòng đời nổi trôi, ngòi bút của Ns Thanh Sơn lại mở về phía những chân trời rộng hơn: Một Mùa hoa anh đào*, một gót phiêu du*, một vầng trán suy tư*, một nhật ký đời tôi*, cả một đoản xuân ca*…Giai điệu tiết tấu vẫn tuôn chảy một màu trữ tình cùng với ca từ gợi đầy niềm thương nỗi nhớ: Rồi xuân sang thấy hoa anh đào /Màu hoa đây, dáng xưa còn đâu? Sau 1975, trời mới đất mới, ngòi bút của Ns lại đổi mới khi tập trung viết về quê nhà, về quê hương Bạc Liêu, khai thác những địa danh, những đặc sản, những chuyện truyền kỳ của dân gian vào nhạc, như là một cách quảng bá hình ảnh Miền Tây thân yêu: Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngây Ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây (Hành trình trên đất phù sa) Nghe tiếng đờn ai đưa sáu câu Như sống lại hồn Cao Văn Lầu Về Bạc Liêu danh tiếng ôn lại giấc ngủ vàng son ( Bạc Liêu hoài cổ) Ca từ đã giảm mấy phần trữ tình thay vào là chất trong sáng của vùng miền, những âm sắc, phương ngữ đặc trưng Nam Bộ. Giai điệu cũng đồng hành khi ở đây khai thác rất nhiều chất liệu dân ca miền Nam … Trong mảng đề tài về quê hương, Hình bóng quê nhà* là một khúc ca đặc sắc khi ở đó là nhịp cầu tre, con sáo nhỏ, là con đê, mái tranh nghèo khói lam chiều vương gốc rạ: * Vâng! Không còn có thể chạm mặt với Ns Thanh Sơn bằng xương thịt để bắt tay chào cầu chúc sức khỏe. Ns đã đi rồi. Tháng 4 hoa phượng đỏ và “ Nỗi buồn hoa phượng” thành ra là một tiên báo cho định mệnh ông. Người Ns thành công với mùa hè đã ra đi khi mới chớm qua đầu hạ. Xin gửi đến người Ns của tuổi học trò một tiếng ve sầu thay lời tiễn biệt… Đoàn Linh |